Đau nhức xương khớp lúc giao mùa

Sáng còn vui vẻ chào vợ con đi làm, chiều về, anh Hoàng 35 tuổi ở Hà Nội đã nằm bẹp một chỗ vì đau nhức xương khớp toàn thân. Trận gió mùa đầu tiên tràn về tuần trước khiến anh Hoàng lo lắng thấy khớp đã lão hóa sớm dù chưa già.

Anh Hoàng cảm nhận có vấn đề về đau nhức xương khớp cách đây 2 năm, khi trời đột ngột chuyển lạnh. Khi ấy, đầu gối chân trái của anh bất ngờ có cảm giác đau nhức, khó cử động, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Vận động một chút thì cơn đau giảm, thậm chí biến mất hẳn sau vài ngày, thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, anh cũng quên bẵng luôn.

Vài đợt giao mùa sau đó, hiện tượng trên lại tái diễn, nghĩ là bệnh thời tiết, anh Hoàng chỉ uống thuốc giảm đau và xoa dầu hoặc sử dụng cao dán. Thời gian đầu, các cơn đau nhức có giảm nhưng lâu dần vùng đau lan rộng sang các khớp khác, tần suất cũng trở nên dày hơn. Nhiều lúc, đầu gối anh bị khuỵu xuống khi phải mang vác đồ vật có sức nặng như xô nước tắm, di chuyển bàn ghế…

Đau nhức xương khớp lúc giao mùa

"Đến bệnh viện để chụp chiếu, kết quả cho thấy tôi bị thoái hóa khớp nặng và cần phải cải thiện liều cao. Đúng là chủ quan, chẳng khi nào nghĩ mới 35 tuổi tôi đã mắc bệnh khớp như người già", anh Hoàng than thở.

Bà Lan 58 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội, cũng nghĩ đau nhức xương khớp là bệnh người già, không nguy hiểm đến tính mạng nên âm thầm chịu đau mỗi khi trái gió trở trời. Bà than: "Cái bệnh này như giả vờ, lúc sáng tôi còn đi tập thể dục, mua đồ ăn cho cả nhà nhưng tầm trưa trời chuyển gió là biết nhau ngay. Các khớp xương tê, đau, cứng đờ, không thể làm được gì, càng vận động, càng nhức".

Thấy mẹ bị đau mỗi lúc một nghiêm trọng, chị Phương con gái bà Lan nhất quyết đưa mẹ đến bệnh viện. "Chuyên gia cho biết sụn khớp ngón tay của tôi đã bị thoái hóa và tổn thương nghiêm trọng làm ngón tay biến dạng", bà Lan nói.

Những bệnh nhân chờ đến khi bệnh nặng mới đi khám như anh Hoàng, bà Lan là không ít. 100 bệnh nhân khớp tìm đến chuyên gia thì có đến hơn nửa ở giai đoạn quá đau và hết khả năng chịu đựng.

Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, mỗi ngày đều tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân khớp đến cải thiện. Rất nhiều người ở tình trạng đã quá nghiêm trọng, thậm chí không còn khả năng cải thiện được. Tiến sĩ Lê Anh Thư cho hay viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, tiếp theo là các vấn đề về lưng và cột sống.

Còn tại Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM,,mỗi ngày, bệnh viện có khoảng gần 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp. Trên 50% trong số đó bị thoái hóa khớp.Khoảng 2/3 trong số bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp phải nhập viện cải thiện.

Viêm khớp do thoái hóa (thoái hóa khớp), là bệnh thường gặp nhất trong nhóm các bệnh viêm khớp, xảy ra khi lớp sụn và phần xương dưới sụn bị thoái hóa, hư tổn.Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.Theo thời gian, sụn khớp dần bị bào mòn, xù xì, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn; đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc và hư tổn.

Các khớp tổn thương thường là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn tay, bàn chân, khuỷu, cổ chân... Triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác đau ở khớp. Khi mới bị, cơn đau thường không rõ lý do và thoáng qua, nhưng càng về sau thì lặp đi lặp lại nhiều lần. Người bệnh có thể thấy các khớp bị sưng hoặc biến dạng, thậm chí phát ra các tiếng động “lắc rắc” khi vận động hoặc thấy các cơ bắp xung quanh khớp bị viêm, đau và yếu đi (do ít vận động).

Đau nhức xương khớp không chỉ dành cho người già

Tình trạng thoái hóa khớp diễn biến âm thầm, kéo dài và có xu hướng tăng dần. Do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau nhức xương khớp, nhiều người thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường do thời tiết, lao động nặng... nên không đi khám, chỉ mua thuốc giảm đau về uống cho qua.Điều này khiến cơ hội phục hồi chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.Nếu khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp thì dù được cải thiện tích cực, bệnh nhân cũng khó lòng phục hồi chức năng vận động.

Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời mà không thể làm hồi phục lớp sụn bị thoái hóa và xương dưới sụn đã bị hư tổn. Đồng thời, thuốc cũng khó cho tác dụng nếu sụn đã hư nhiều và cấu trúc xương dưới sụn có những biến đổi bất thường. Hơn nữa, thuốc sử dụng lâu dài sẽ có khả năng gây loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng thận. Do đó, bên cạnh việc giảm đau nếu cần thiết, y học chú trọng vào việc cung cấp các dưỡng chất để tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn.

Để có hệ xương khớp khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp và cả các cơn đau nhức xương khớp đặc biệt vào trong những lúc trái gió trở trời, mỗi người cần có ý thức bảo vệ xương khớp từ sớm với các phương pháp dự phòng khoa học, cụ thể là chăm sóc, thúc đẩy quá trình phục hồi sụn khớp và xương dưới sụn.