Để con khỏe mạnh, không ốm và luôn vui vẻ khi đi nhà trẻ

Bắt đầu đi nhà trẻ là một cột mốc quan trọng của mỗi bé cũng như cha mẹ. Nhiều cha mẹ lo lắng khi con ở môi trường mới sẽ khóc lóc, biếng ăn hay ốm khi mới đi lớp. Thậm chí nhiều bé mới đi học vài ngày đã nghỉ ốm cả tuần, trở thành nỗi ám ảnh với cả gia đình. Để phòng tránh ốm vặt khi con bước vào môi trường mới, mẹ hãy chú ý tăng sức đề kháng cho trẻ bằng những cách sau.

Vì sao trẻ dễ ốm khi bắt đầu đi nhà trẻ?

- Căng thẳng tâm lý khiến bé dễ ốm khi bắt đầu đi nhà trẻ. Đa số các bé lần đầu đến môi trường mới đều sợ hãi, khóc nhiều, bám mẹ và phản kháng. Những vấn đề tâm lý này khiến bé không muốn ăn, khóc đến khản đặc họng, tổn thương tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo chuyên gia, việc trẻ được người lạ chăm sóc trong những năm tháng đầu đời có thể làm tăng loại hormone cortisol gây stress. Nồng độ chất cortisol tăng đột biến làm giảm đề kháng của trẻ đối với mầm bệnh viêm nhiễm hàng ngày.

- Nguyên nhân tiếp theo là do hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện, còn rất non yếu trước các tác nhân gây bệnh. Trẻ dễ dàng mắc bệnh khi chuyển sang môi trường mới. Nhất là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng, các bệnh do virus …

Theo nghiên cứu và thống kê, trẻ đi mẫu giáo trước 2,5 tuổi bị bệnh hô hấp và viêm tai nhiều hơn các em bé được chăm sóc ở nhà. Trường học và nhà là hai môi trường sống khác nhau hoàn toàn. Khi đến trường, bé được tiếp xúc với nhiều bạn, dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn, gối hoặc đồ chơi có thể bị lây bệnh dễ dàng.

Mách mẹ các cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Để bé không bị tổn thương tâm lý mà gây hại sức khỏe, cha mẹ cần có bước chuẩn bị cho trẻ làm quen với môi trường mới. Tùy tính cách bé mạnh dạn hay nhút nhát, quá trình chuẩn bị này kéo dài vài tuần đến một tháng. Nếu cha mẹ không có nhiều thời gian, có thể nhờ ông bà tập cho bé việc tiếp xúc với môi trường tập thể đầy mới lạ và bỡ ngỡ.

Cho trẻ làm quen với trường mới

Tuần đầu tiên, cha mẹ đưa con ra thăm quan nhà trẻ, làm quen với cô giáo và các bạn 30-60 phút mỗi ngày. Đến tuần thứ 2, khi trẻ hứng thú hơn sẽ gửi trẻ nửa buổi, trưa đón về. Tuần thứ 3, nếu trẻ quen thuộc với môi trường mới, cha mẹ hãy cho con đi học cả ngày. Khi chuyển sang giai đoạn gửi con cả ngày, cha mẹ cũng cần đón sớm hơn các bạn một chút cho đến khi con hoàn toàn thích nghi với trường học.

Chú trọng thực đơn giàu dinh dưỡng

Món ăn chế biến dạng lỏng và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ để bé hấp thụ tốt hơn. Thức ăn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn giúp con yêu chống lại các loại bệnh vặt khi thời tiết thay đổi hoặc để bé luôn có sức khỏe tốt, bạn hãy bổ sung những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Bổ sung các chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Mẹ hãy làm việc này trước khi trẻ đi học từ 1-2 tháng nhé. Một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch “trực tiếp” hiệu quả và an toàn cho trẻ được biết đến hiện nay là nhóm chất Betaglucan. Trong nhóm Betaglucan này, chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan được xem là chất có hoạt lực tăng cường miễn dịch mạnh nhất. Chất này được khoa học chứng minh làm giảm đáng kể tần sất viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ và nhanh nhóng phục hồi sức khỏe của trẻ đang ốm. Vì vậy cha mẹ có thể dùng để phòng bệnh cho các bé có sức đề kháng kém hoặc trong các thời điểm nhạy cảm như bé chuẩn bị đi nhà trẻ, thời điểm giao mùa v.v…

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch

Cha mẹ hãy đảm bảo con được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Với những mũi tiêm chủng dịch vụ, tùy vào hoàn cảnh và quan điểm của gia đình nhưng cũng nên cho bé tiêm đủ, đặc biệt là mũi vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Cha mẹ và nhà trường cũng nên thống nhất tiêm đủ các mũi bắt buộc mới được đến trường để hạn chế nguy cơ mắc, lây bệnh cho các bé khác.

Đảm bảo con ngủ đủ

Trẻ từ 1-3 tuổi cần ngủ khoảng 13-14 tiếng/ngày, trẻ từ 3-6 tuổi cần khoảng 11-12 tiếng/ngày. Ngoài thời gian ngủ ở trường (thường 2-2,5 tiếng), cha mẹ cần đảm bảo ở nhà con ngủ khoảng 11 tiếng với trẻ 1-3 tuổi, 9 tiếng với trẻ 3-6 tuổi.

Nếu con thức dậy vào 7h, buổi tối trẻ 1-3 tuổi nên đi ngủ khi 20h-21h, trẻ 3-6 tuổi ngủ khi 21h-22h. Nhiều bé thường thức quá muộn vào buổi tối, điều này hoàn toàn có thể điều chỉnh được, chủ yếu do phụ huynh sắp xếp.

Dạy bé cách giữ vệ sinh cá nhân

Cả nhà hãy cùng nhau áp dụng rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, vệ sinh cho bé, đi từ bên ngoài về nhà. Mẹ nên hướng dẫn bé không dụi mắt, dụi mũi bằng tay mà sử dụng khăn giấy. Tay người có hàng nghìn vi trùng nếu không được rửa sạch. Khi bé chạm mắt và mũi, tạo điều kiện cho chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Tăng cường hoạt động ngoài trời

Trẻ em cần được vận động ít nhất là 30 phút mỗi ngày với các hoạt động thể chất. Vận động không chỉ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, phát triển mà còn ăn ngủ tốt hơn, tăng cường sức đề kháng. Vì thế, nếu ở trường các hoạt động vận động, thể chất, vui chơi không được chú trọng thì bố mẹ phải bù đắp khoảng trống này bằng cách cho bé vận động đi bộ, đi xe thăng bằng… vào buổi chiều sau khi ở trường về.

Nhà trường và phụ huynh nên thống nhất tăng cường thời gian vận động, hoạt động ngoài trời của trẻ nếu thời tiết không quá nóng, quá lạnh. Việc ra ngoài trời thường xuyên, hít thở không khí và thích ứng với nhiệt độ ngoài trời là cách rất tốt để tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Bình tĩnh khi con ốm

Mỗi lần ốm là một cơ hội tập dượt để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho trẻ, trung bình trẻ sẽ ốm 8-12 lần/năm. Việc cha mẹ chăm sóc con đúng cách khi con bị ốm, giảm sử dụng thuốc không cần thiết, cho cơ thể bé có cơ hội chiến đấu và tăng cường sức đề kháng cũng là cách để giúp trẻ ít ốm hơn khi đi học.

Bổ sung THQ ThyKid mỗi ngày

Bổ sung THQ Thykid – Siro tăng sức đề kháng mỗi ngày là một trong số những cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông. Trong thành phần siro THQ chứa rất nhiều kháng thể giúp tăng sức đề kháng cho trẻ luôn khỏe mạnh, giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh.

Hy vọng qua những chia sẻ này, mẹ sẽ có thêm kiến thức nuôi con khoa học, tăng sức đề kháng cho trẻ giúp con yêu luôn vui vẻ tới lớp để mẹ thêm yên tâm.